你所不知道的越南語 Tiếng Việt – Điều bạn chưa biết

[專題評論] 你所不知道的越南語 Tiếng Việt – Điều bạn chưa biết

作者:法蘭克(遊四方

2018-10-02


越南人都會說法文?Người Việt Nam đều biết nói tiếng Pháp?

因為曾在越南工作的緣故,朋友常問起一些有關越南的事情,其中夾雜一些刻板印象,像是因為越南曾經受法國殖民,所以很多人猜想在越南講法文是否也通。其實法國殖民時間雖長,但越南脫離法國殖民已超過半個世紀,期間還曾經跟蘇聯密切合作,加上近來韓流席捲東南亞,一幅比較正確的場景應該是:少數年長的老人也許還能說法文,為數不少的中壯年人會說俄文,至於年輕人學英文、日文、韓文、中文才是整個社會的潮流,其實和台灣社會沒有太大差距。一位年紀50歲出頭的越南官員曾對我說:「我的祖父精通中文,我的爸爸精通法文,我留學蘇聯,現在我送我的小孩去美國念書」;我想這是越南豐富歷史進程最好的總結。

Do từng làm việc tại Việt Nam nên có rất nhiều người hỏi tôi những thông tin về đất nước này, trong đó, có không ít những nhận định sai như: Việt Nam từng là thuộc địa của Pháp thành ra không ít người tưởng rằng, ở đây, tiếng Pháp cũng rất thông dụng. Thực ra, tuy thời gian là thuộc địa của Pháp không phải là ngắn, nhưng Việt Nam đã thoát khỏi ách đô hộ của Pháp hơn nửa thế kỷ. Hơn nữa, Việt Nam cũng có thời gian dài hợp tác với Nga một cách mật thiết, thêm vào đó làn sóng Hàn Quốc tràn qua các nước Đông Nam Á tạo thành một bức tranh sống động về ngôn ngữ nơi đây: một số ít các cụ già có thể nói được tiếng Pháp, không ít người ở độ tuổi trung niên có thể nói hoặc đã từng học tiếng Nga, còn với thế hệ thanh, thiếu niên thì tiếng Anh, Nhật, Hàn mới là trào lưu. Xu thế này cũng không khác bên Đài Loan là mấy. Một vị quan chức của Việt Nam từng tâm sự với tôi: “Cụ nội anh tinh thông chữ Nho, bố anh giỏi tiếng Pháp, anh từng đi du học Nga. Và giờ thì đưa con mình sang Mỹ du học.” Tôi cho rằng, đây chính là kết luận chính xác nhất về tiến trình lịch sử của Việt Nam.

IMG_5745
法國文化除了影響文字以外,也影響越南建築風格。Văn hoá Pháp không chỉ ảnh hưởng tới tiếng Việt, mà còn ảnh hưởng tới phong cách kiến trúc của Việt Nam. Photo by Frank

我們都是語言的混血兒 Chúng ta đều là những đứa con lai của ngôn ngữ

仔細觀察越南語,由於過去曾在中國統治下度過1,000年,某些學者估計越南語詞彙裡共有60%到70%的「漢越語」(Hán-Việt),所謂漢越語就是類似韓文或日文中許多詞彙保留了古時中文的發音,譬如「海關」(hải quan)、「發表」(phát biểu)、「論文」(luận văn)等。法國的統治也將部分文字滲透到越南語之中,尤其是一些工業化後的產物,例如講電話開頭語,越南人會說「alô」,就是來自法語allô;越南文稱領帶為「cà-vạt」則是來自法文cravate;到越南的觀光客常乘坐的腳踏人力車「xích lô」,是因為法國人稱之為cyclo。雖然今日能夠流利使用法文的人沒有想像中那麼多,可是隱身在越文裡的法文可不少。

Nếu nghiên cứu về tiếng Việt, chắc ai cũng biết, hơn một nghìn năm Bắc thuộc khiến kho từ vựng tiếng Việt có tới 60-70% là từ Hán – Việt như: hải quan (海關), phát biểu(發表), luận văn(論文)…v…v… Không chỉ vậy, những năm tháng Pháp thuộc cũng để lại một lượng lớn từ ngoại lai, đặc biệt là lượng từ vựng để gọi các sản phẩm sau khi công nghiệp hoá. Ví dụ: khi nghe điện thoại, người Việt hay nói “a lô”, từ này có nguồn gốc từ từ “allô” trong tiếng Pháp, từ “cà – vạt” là do từ “cravate” mà ra, hay như “xích lô” – một trong những trải nghiệm không thể thiếu của các du khách khi đến Việt Nam – là biến hoá của từ “cyclo”. Có thể nói, tuy số người Việt có thể nói tiếng Pháp một cách trôi chảy không nhiều như các bạn bè Đài Loan của tôi vẫn tưởng, nhưng tiếng Pháp vẫn ngày ngày xuất hiện, và tồn tại trong cuộc sống của người Việt, theo một cách riêng của nó.

IMG_4049
此種人力腳踏車稱為xích lô,也就是法文的cyclo。Đây là xe  xích lô, hay còn có tên gọi cyclo trong tiếng Pháp. Photo by Frank

這類因為政治統治或是強勢文化影響力,使得當地語言借用外來語言的現象相當普遍,而且可能經過多次轉化。中文使用者今日熟習的「經濟」、「社會」、「哲學」等用語,其實都是所謂「和製漢語」,是日本人在西化之後將這些西式概念譯為日文漢字,中文使用者因為便利性緣故也就直接沿用。

Dưới tác động của chính trị, hoặc chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ văn hoá nước ngoài, hiện tượng ngôn ngữ của một địa phương mượn từ ngoại lai để dùng diễn ra khá phổ biến, không những thế, hiện tượng này còn có khả năng xảy ra sau khi từ ngoại lai bị chuyển đổi nhiều lần. Ví dụ: những từ “kinh tế”, “xã hội”, “triết học”…v…v… thật ra đều có nguồn gốc từ “những từ tiếng Trung có nguồn gốc từ tiếng Nhật”, cụ thể hơn, sau khi tiến hành Tây hoá, người Nhật đã dịch nghĩa không ít từ tiếng Anh thành chữ Kanji (tiếng Nhật dùng rất nhiều Hán tự, và gọi những Hán tự này là chữ Kanji), do thuận tiện trong việc đọc, viết, những người nói tiếng Trung dùng luôn những chữ Kanji này với cách đọc chữ Hán.

IMG_7562
越文受到中文的影響更深,甚至在10世紀左右開始拆解中文,重新創造越南獨特的喃字(Chữ Nôm),圖中上排就是與下排越南文拉丁化拼音相對應的喃字。Việt Nam chịu sự ảnh hưởng sâu sắc từ văn hoá Trung Hoa, cho tới tận thế kỷ thứ X, người Việt mới bắt đầu tách nhỏ các chữ Hán tạo ra hệ chữ Nôm độc đáo của riêng mình. Trong ảnh gồm một dòng chữ tiếng Việt (dùng chữ cái Latin) ở bên trên, tương ứng với các chữ Nôm ở dòng dưới. Photo by Frank

越南因為漢化深,也就直接將這些中國人向日本人借來的譯文,再透過「漢越語」依序翻譯成「kinh tế」、「xã hội」、「triết học」。此外,越南人稱呼世界上主要國家也是沿用中國清朝時所翻譯的名稱,譬如越南人稱葡萄牙為「Bồ Đào Nha」、德國為「Đức」、法國為「Pháp」、俄羅斯為「Nga」,未曾學過中文的越南人其實也不曾懷疑,英文裡Germany、Russia的發音到底跟Đức和Nga有什麼關聯性。

Chịu ảnh hưởng sâu đậm từ Trung Quốc, Việt Nam dùng âm Hán Việt dịch luôn các từ ngoại lai mà người Trung mượn của Nhật Bản thành “kinh tế”, “xã hội”, “triết học”…v…v… Ngoài ra, cách gọi tên các quốc gia thường gặp trên thế giới của Việt Nam cũng là do dịch tên gọi bắt nguồn từ triều Thanh, Trung Quốc mà ra, như: Bồ Đào Nha, Đức, Pháp, Nga. Tự hỏi, liệu có bao nhiêu người sử dụng tiếng Việt từng băn khoăn về việc sao lại gọi các nước đó với cái tên vậy, khi mà cách phát âm của những cái tên này chẳng có chút gì liên quan với tên Germany, Russia trong tiếng Anh?

說到這裡,中文使用者是否也覺得Russia明明可以翻譯成「露西亞」(日本征露丸就是日俄戰爭日本兵「征露西亞」時防止腹瀉所吃的藥),何以要加上個「俄」?其實清朝初期許多文獻是以「羅剎」來稱呼,發音確實近似Russia,但清朝統治階級與蒙古人關係密切,蒙古人稱Russia為「斡羅斯」或是「鄂羅斯」,大概類似西班牙語把原本拉丁語sp或st開頭的字,一定得在前頭加個e有異曲同工之妙(譬如study的西文是estudiar)。如此一來,越南人把Russia稱為Nga或許得怪罪於蒙古語和中文兩次錯誤翻譯,不過這也正是語言有趣的地方。

Viết đến đây, những người sử dụng tiếng Trung chắc cũng đang băn khoăn tự hỏi rõ ràng Russia có thể dịch thành “Lù xī yǎ” (Lộ Tây Á – âm Hán Việt), (thuốc “Zhēng lù wán” – Chính Lộ Viên (âm Hán Việt) của Nhật chính là loại thuốc chống tiêu chảy được binh lính Nhật dùng trên đường đi chinh phạt Nga (Zhēng lù xī yǎ – Chinh Lộ Tây Á – âm Hán Việt) trong cuộc chiến Nga – Nhật, hiện vẫn được rất nhiều người tin dùng) , mà sao lại dùng chữ “É” – “Nga” (âm Hán Việt)? Thời đầu nhà Thanh, rất nhiều văn tự dùng từ “Luó shā” – “La Sát” (âm Hán Việt) để gọi nước Nga ngày nay, nhưng do tầng lớp thống trị của nhà Thanh có liên quan mật thiết với người Mông Cổ, người Mông Cổ lại quen gọi nước Nga ngày nay là “Wò luó sī” (Oát La Kỳ – âm Hán Việt) hoặc “È luó sī”(Ngạc La Sát – âm Hán Việt). Thói quen này tương tự như thói quen thêm âm “e” vào tất cả những từ Latin bắt đầu bằng âm “st” hoặc “sp” của người Tây Ban Nha (ví dụ: từ study trong tiếng Tây Ban Nha là estudiar). Do đó, việc người Việt gọi Russia là Nga, muốn trách, phải trách nhà Mãn Thanh đã dịch chệch khi chuyển tiếng Mông Cổ sang tiếng Trung. Tuy là lỗi sai dây chuyền, nhưng dù sao cũng là một điểm thú vị của ngôn ngữ.

因為日俄戰爭,我們有了居家旅行的必備良藥——征露丸。Nhờ có chiến tranh Nga – Nhật mà chúng ta có Chinh Lộ Viên, loại thuốc chữa tiêu chảy thần kỳ, nhà nhà, người người tin yêu. Photo by Frank

語言見證貨品流通Ngôn ngữ còn là minh chứng của việc lưu thông hàng hoá

除了中文、法文的影響外,其實越南語還隱藏一些周邊國家的語言,主要呈現在水果的名稱上。一般來說,越南土生的水果多半以「一個音節」來指稱,舉凡香蕉(chuối)、鳳梨(dứa)、柚子(bưởi)、葡萄(nho)等,但像是榴槤(sầu riêng)、山竹(măng cụt)、棕櫚糖(thốt nốt)這些植物則出現雙音節,而且拆開之後與組合後的意義毫無關聯(例如sầu是悲傷,riêng是私下;măng是筍子,cụt有阻塞之意),顯然是來自外來語言。

Không chỉ chịu ảnh hưởng từ tiếng Trung, tiếng Pháp, ẩn sâu trong các từ tiếng Việt ta dùng hàng ngày là nguồn gốc ngoại lai do chịu ảnh hưởng từ các ngôn ngữ khác nữa. Điều này chủ yếu được thể hiện qua tên gọi các loại hoa quả. Tên gọi các loại hoa quả thuần Việt thường chỉ có một âm tiết như: chuối, dứa, bưởi, nho…v…v… với những loại quả có hai âm tiết như: sầu riêng, măng cụt, thốt nốt…v…v…, mà đặc biệt là khi tách riêng thì nghĩa của các âm tiết này chẳng liên quan gì tới nghĩa sau khi ghép lại, đều có nguồn gốc ngoại lai.

泰國稱มังคุด(mangkut),越南則稱măng cụt。Thái Lan gọi มังคุด(mangkut), Việt Nam gọi Măng cụt. Photo by Frank

以山竹為例,這種水果原產地在馬來半島,泰國人以มังคุด(mangkut)稱之,最終越化為măng cụt;至於棕櫚糖這個特產,如果到南越安江(An Giang)省觀光,沿途可以看見棕櫚樹遍佈農田之間,累了停在路邊不僅可以喝越式煉乳咖啡,還能點一杯透心涼的棕櫚糖水,這種景色曾經去過柬埔寨吳哥窟的讀者一定不陌生。沒錯!安江省緊鄰柬埔寨,而高棉語的棕櫚糖稱為thnoat,高棉人習慣以棕櫚製糖,而越南人則習慣以甘蔗製糖,thốt nốt就是從鄰居那借來的文字。

Ví dụ như măng cụt, loại quả vốn có xuất xứ từ bán đảo Malaysia, được người Thái Lan gọi là มังคุด(mangkut), cuối cùng được người Việt gọi là măng cụt. Hoặc như thốt nốt, nếu đến thăm tỉnh An Giang, có thể thấy cây thốt nốt mọc dọc đường đi, mọc khắp các cánh đồng lúa, du khách nếu mệt không chỉ có thể ghé các quán nước ven đường thưởng thức cà phê Việt, còn có thể gọi một cốc nước thốt nốt mát lạnh. Trải nghiệm này, chắc không hề lạ với những ai đã từng du lịch Campuchia. Đúng vậy!  Tỉnh An Giang giáp ranh với Campuchia, đường thốt nốt trong tiếng Cao Miên là thnoat. Người Cao Miên thường tinh luyện đường từ thốt nốt, còn người Việt thì thường dùng mật mía. Thốt nốt chính là một từ ngoại lai, được mượn từ nước bạn Campuchia.

IMG_3086
前往吳哥窟的大道上不乏這種以竹筒販賣棕櫚糖水的小商家。Trên đường tới Ankor Wat có không ít hàng quán bán nước, đường thốt nốt đựng trong ống tre. Photo by Frank

巴別塔的禮讚 Món quà từ Tháp Babel

語言學第一章總會提到,遠古時全世界人類只講同一種語言,由於自傲的人類透過統一語言的通力合作想蓋一座直達天聽的「巴別塔」(Babel Tower),天神一怒之下將不同人種賦予不同的語言,讓人類建造巴別塔的努力終歸失敗。然而,語言的相互影響有時候其實帶來更多有趣的現象,也讓不同語言使用者之間感受到:其實我們沒有那麼不一樣。天神的懲罰,在對語言有興趣的人看來,毋寧是種贈禮吧,還得感謝前人蓋巴別塔的努力。

Chương đầu tiên của cuốn “Ngôn ngữ học” có viết: vào thuở hồng hoang, mọi người trên Trái Đất đều nói một loại ngôn ngữ. Để bày tỏ niềm tự hào của mình, con người – nhờ thuận lợi về việc chỉ có 1 ngôn ngữ duy nhất – đã bàn nhau cùng xây dựng tháp Babel cao chọc trời, làm đường dẫn lên thiên đình. Các thần linh biết được đã rất giận giữ, hoá phép để những chủng tộc khác nhau nói ngôn ngữ khác nhau, nhằm khiến cho nỗ lực xây dựng tháp Babel của con người không thành. Sự ảnh hưởng lẫn nhau của các loại ngôn ngữ, đôi lúc tạo ra những hiện tượng khá thú vị, đồng thời khiến những người tuy không dùng chung ngôn ngữ nhưng đều cảm nhận được rằng: “Thật ra, chúng ta chẳng có gì khác nhau cả”. Sự trừng phạt của thần linh, với những người thích tìm hiểu về ngôn ngữ mà nói, lại chính là một món quà có được nhờ sự nỗ lực của những người xây dựng tháp Babel.

IMG_2456
緊鄰柬埔寨的越南安江省沿路也有很多棕櫚糖水的的小店,照片中拼音為thốt lốt,是因部分越南人無法區分「n」和「l」的緣故,有點像部分台灣人會說「很冷」會變成很「ㄋㄥˇ」。Dọc các con đường thuộc địa phận tỉnh An Giang, Việt Nam, nơi giáp ranh với Campuchia, có rất nhiều hàng quán bán nước thốt nốt. Biển quảng cáo trong ảnh ghi là “thốt lốt” là do một bộ phận người Việt không phân biệt được “n” và “l”, giống như ở Đài Loan, cũng có kha khá người “nói ngọng” thế này. Photo by Frank

台灣也是一個外來文化聚集的場所,尤以日本殖民造成的影響最甚,台灣人的語言裡仍舊可以找到日文蹤跡,譬如腦袋「秀逗」,或是「一級棒」等用法;像是「高雄」、「西門町」這些地名也都是日本人的遺緒。21世紀的台灣,來自東南亞新移民的勢力逐漸龐大,網路上如雨後春筍般出現越南人或泰國人和台灣人一起製作Vlog介紹越語(越南夯台灣)和泰語(哲哲X波波),試圖找尋彼此之間的共同點,未來台灣的語言也許會納入更多來自越南或泰國語言的元素,相信更能進一步提升台灣主體的多元性。

Đài Loan là nơi tập trung các nền văn hoá ngoại lai, đặc biệt, chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất từ thời kỳ bị Nhật Bản đô hộ. Trong những ngôn từ thường dùng của người Đài, không khó để tìm thấy dấu vết của tiếng Nhật, như tên gọi: Cao Hùng, hoặc khu phố đi bộ Tây Môn Đình cũng đều là cách gọi mà người Nhật dùng khi chiếm đóng Đài Loan. Đến thế kỷ 21, số lượng di dân từ các nước Đông Nam Á tới Đài Loan ngày một tăng cao, các Vblog giới thiệu về tiếng Việt (@越南夯台灣), tiếng Thái Lan(哲哲X波波)do người Việt, người Thái hợp tác với người Đài sản xuất nhằm tìm những điểm chung giữa các nền văn hoá mọc lên như nấm sau mưa. Ngôn ngữ của Đài Loan trong tương lai có thể sẽ ngày càng nhiều những từ ngoại lai đến từ Việt Nam hay Thái Lan, điều này càng thể hiện rõ đặc điểm đa ngôn ngữ, đa văn hoá của Đài Loan.

5則迴響

發表迴響

探索更多來自 ASEAN PLUS 南洋誌 的內容

立即訂閱即可持續閱讀,還能取得所有封存文章。

Continue reading